Nhà phân phối là gì? Tiêu chí, sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý OSAMI ELECTRIC

Nhà phân phối là gì? Tiêu chí, sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý

Nhà phân phối là gì? Trong quá trình sản phẩm từ công ty sản xuất ra tới thị trường và đến tay khách hàng, không thể không thông qua các nhà phân phối. Vậy nhà phân phối là gì, tiêu chí mà các doanh nghiệp lựa chọn nhà phân phối ra sao? Hãy cùng OSAMI ELECTRIC tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nhà phân phối là gì?

Khái niệm nhà phân phối là gì?
Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối các sản phẩm của công ty đến đại lý và người tiêu dùng. Có thể hiểu đại khái nhà phân phối là đơn vị mua hàng từ công ty ( hãng ). Sau đó trữ hàng trong kho bán lại cho các đại lý hoặc những nhà phân phối nhỏ lẻ hơn.Vì vậy vai trò của nhà phân phối là rất quan trọng đối với công ty ( hãng ). Đặc biệt là những nhà phân phối cấp 1 có “quyền lực” cực lớn.
2. Hình thức phân phối hàng hóa của doanh nghiệp

Về hình thức phân phối, một phần sản phẩm được công ty ( hãng ) trực tiếp đưa đến tận tay người tiêu dùng. Một phần còn lại được sự kết hợp giữa hệ thống phân phối cấp 1 của công ty ( hãng ) với hệ thống trung gian và bán lẻ.

Nhưng hình thức phân phối phổ biến nhất đó là công ty ( hãng ) bán hàng hóa cho một hệ thống phân phối và họ lại không trực thuộc doanh nghiệp mình.

3. Doanh nghiệp mong muốn gì ở nhà phân phối?

  • Có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
  • Giá cả hợp lý với từng loại sản phẩm mà đơn vị đó phân phối.
  • Chiếm lĩnh thị phần.
  • Trở thành nhà cung ứng được yêu thích.
  • Đầu tư hiệu quả, lợi nhuận ổn định.
  • Luôn luôn có những đề xuất mới về sản phẩm để công ty ( hãng ) sản xuất và tung ra thị trường.
  • Không bị chồng chéo về quyền lợi.
  • Có hệ thống nhà phân phối độc quyền.

Tiêu chí lựa chọn nhà phân phối

– Không mâu thuẫn quyền lợi

Công ty ( hãng ) luôn ưu tiên tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền. Tức là đơn vị chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một hãng sản xuất. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền Công ty ( hãng ) có thể chấp nhận để nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác. Nhưng miễn sao không phải là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình hoặc các sản phẩm tương tự của hãng đã có mặt trên thị trường.

Lý tưởng nhất là công ty ( hãng ) tuyển chọn nhà phân phối độc quyền.

– Có khả năng về tài chính

Nhà phân phối cần phải có khả năng tài chính đủ để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá, công nợ trên thị trường. Đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối. Bao gồm: Kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý, nhân sự,…

– Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa

Để cung cấp sản phẩm ra thị trường thuận lợi và hiệu quả công ty ( hãng ) sẽ chọn những nhà phân phối đã có kinh nghiệm kinh doanh. Hoặc phải phân phối hàng hoá trong cùng lĩnh vực với mình. Bởi những kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hàng, với hệ thống quản lý của địa phương chính là thế mạnh của nhà phân phối. Mà trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp sản xuất cần tận dụng và dựa vào.

– Bộ phận phân phối độc lập

Khi công ty ( hãng ) hỗ trợ lương và tiền thưởng cho nhân viên bán hàng. Thì nhất thiết nhà phân phối phải có bộ phận bán hàng riêng biệt. Chỉ phục vụ cho lợi ích của công ty ( hãng ). Dù là có thêm việc quản lý và sử dụng kho bãi có thể chung với các mặt hàng của các công ty khác. Nhưng công việc phân phối phải riêng biệt. Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng để đạt được hiệu quả cao nhất.

– Có khả năng hậu cần

Nhà phân phối cần phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Hàng hoá phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số nhà phân phối cần phải có khả năng chuyên chở hàng hoá từ kho của đơn vị sản xuất ( tùy thuộc địa bàn cụ thể )

– Có kho chứa hàng

Nhà phân phối phải có kho bãi đủ để chứa hàng. Bảo đảm không để thiếu hụt hay thất thoát hàng hóa trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hàng phụ thuộc vào tốc độ luôn chuyển của hàng hoá, quy mô của nhà phân phối đó. Đặc biệt là tần suất đặt hàng của nhà phân phối với công ty ( hãng ), thời gian giao hàng.

– Phải có khả năng điều hành và quản lý

Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ trợ cho phân phối. Bao gồm: Kế toán, hậu cần, tin học,… một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nhà phân phối cũng phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh. Nhằm đáp ứng được yêu cầu của công ty ( hãng ) sản xuất về phương thức đặt hàng. Hoặc thống kê, báo cáo số liệu báo cáo bán hàng và tồn kho.

Phải có khả năng điều hành và quản lý
                                                                            Phải có khả năng điều hành và quản lý

– Tư cách pháp nhân tốt

Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam. Có chức năng phân phối hàng hoá. Đối với các mặt hàng kinh doanh đặc biệt, có quy định riêng của Nhà nước. Buộc nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc quy định này.

– Luôn nhiệt tình và có tinh thần hợp tác

Cuối cùng, công ty ( hãng ) tuyển chọn nhà phân phối dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của công ty ( hãng ) sản xuất. Đây cũng là một tiêu chí chọn lựa quan trọng mà công ty ( hãng ) sản xuất quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối cho doanh nghiệp mình.

Sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa đại lý và nhà phân phối. Do đó, hôm nay OSAMI ELECTRIC xin làm một phép so sánh nho nhỏ. Nhằm giúp các bạn hiểu thêm về 2 khái niệm này.

Phân biệt:

Nhà phân phối

Đại lý

  • Nhà phân phối chính là đơn vị trung gian mua hàng hoá, dịch vụ của công ty (hãng) sản xuất. Sau đó bán lại cho nhà bán lẻ, các đại lý. Hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.
  • Nhà phân phối có thể cung cấp/ bán sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng. Hoặc có thể quản lý nhiều đại lý. Chính vì vậy nhà phân phối thường có mối quan hệ gần gũi hơn với các nhà sản xuất.
  • Bên cạnh việc phân phối sản phẩm của công ty (hãng) sản xuất, những nhà phân phối còn kiêm nhiệm nhiều dịch vụ như: Marketing, giới thiệu thương hiệu,…để nhiều khách hàng biết đến dịch vụ, sản phẩm của đơn vị đó.
  • Đại lý là công ty hoặc cá nhân kí kết hợp đồng đại lý với nhà phân phối. Hoặc hợp đồng mở cửa hàng với hãng.
  • Đại lý chỉ cần bán hàng và nhập hàng. Không được bán hàng giả hàng nhái, phải giữ hình ảnh cho hãng, nếu vi phạm sẽ bị tước quyền đại lý.
  • Các đại lý cung cấp/ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.
  • Điểm mạnh của đại lý là có thể cung cấp rất nhiều loại sản phẩm, giải pháp của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể dẫn đến việc các đại lý không thể tập trung quảng bá một loại sản phẩm dịch vụ tiêu biểu nào.

Tóm lại: 

Nhà phân phối và đại lý là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mặc dù 2 đơn vị này cùng làm một nhiệm vụ chung là đưa sản phẩm ra thị trường và đến tay người tiêu dùng.

Trong đó, nếu hệ thống nhà phân phối làm việc hiệu quả, rộng khắp sẽ giúp cho công ty (hãng) sản xuất sản xuất kinh doanh đem về lợi nhuận cao hơn. Một nhà phân phối độc quyền sẽ giúp công ty (hãng) sản xuất hoạt động hiệu quả. Đồng thời cũng tránh được sự xung đột về lợi ích.

Hy vọng qua những chia sẻ bên trên sẽ phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhà phân phối là gì? Đừng quên ghé osamielectric.com để trở thành một nhà phân phối hay là đại lý hay cho doanh nghiệp, dự án của bạn các sản phẩm thiết bị điện uy tín, chất lượng và giá thành hợp lý nhé.

error: Content is protected !!